Khám phá Chùa Hoằng Phúc hơn 700 năm tuổi tại Quảng Bình

Chùa Hoằng Phúc tại Quảng Bình là một trong những ngôi chùa cổ nhất miền Trung. Đây là điểm du lịch tâm linh được nhiều du khách yêu thích, bởi lịch sử lâu đời và những giá trị văn hóa được lưu giữ qua hàng thế kỷ. Hãy cùng Quangbinhtoplist khám phá những bí ẩn liên quan đến ngôi cổ tự này nhé!

Chùa Hoằng Phúc nằm ở đâu?

Chùa Hoằng Phúc, trước đây được biết đến với các tên gọi như Chùa Trạm hay Chùa Kính Thiên, nằm tại xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Chùa này nằm trên một khu đất rộng gần 10.000m2, cao ráo và tọa lạc ở phía hữu ngạn sông Kiến Giang.

khuon-vien-chua-hoang-phuc-quangbinhtoplist
Khuôn viên Chùa Hoằng Phúc

Từ trung tâm thành phố Đồng Hới, bạn có thể di chuyển theo quốc lộ 1A hướng Nam, sau đó rẽ vào đường DT16 để đến thị trấn Kiến Giang. Tiếp theo, chỉ cần di chuyển một đoạn ngắn nữa là bạn sẽ đến được Chùa Hoằng Phúc.

Lịch sử hình thành

Chùa Hoằng Phúc vốn bắt nguồn từ am thờ Phật mang tên Tri Kiến Am. Bởi ngày trước, từ hói Quy Hậu, ngược theo bờ phải sông Kiến Giang về phía đông là địa phận Tri Kiến, huyện Nha Nghi, thời Lý Trần.

Am này ở trong địa phận Tri Kiến nên mang tên này. Theo sử cũ chép lại, tháng 3 năm 1301 (Tân Sửu), Phật hoàng Trần Nhân Tông trên đường viễn du ghé qua chùa Am Tri Kiến, sau đó ngài đổi tên thành Am Kính Thiên.

cong-cu-chua-hoang-phuc-quangbinhtoplist
Cổng cũ nằm trong khuôn viên chùa mới

Năm 1609, trên đường đi qua đất Thuận Hóa, chúa Nguyễn Hoàng cũng đã đến nghỉ tại Am Kính Thiên. Sau đó không lâu, chúa Nguyễn Hoàng đã cho dựng chùa lớn ngay trên nền am cũ và đặt tên là Kính Thiên.

Tiếp đó, Năm 1716, chúa Nguyễn Phúc Chu ra thăm chùa Kính Thiên, bèn cho cấp tiền tu sửa, ban cho một biển đề tên chùa “Kính Thiên Tự” và một biển đề đại tự: “Vô song phúc địa” (đất phúc khôn sánh) và ngự chế 5 câu đối treo ở chùa.

Năm Minh Mạng thứ hai (1821), trong chuyến ngự giá Bắc Tuần, vua Minh Mạng có ghé thăm chùa Kính Thiên và cho đổi tên chùa là “Hoằng Phúc Tự” (Phúc lớn)… Nhân dân địa phương thường gọi là Chùa Quan.

Quá trình phục dựng

Qua nhiều thế kỷ và những biến động trong lịch sử, Chùa Hoằng Phúc đã phải chịu tổn thất nặng nề. Cơn bão số 12 năm 1985 đã làm chùa suy sụp gần như hoàn toàn. Chùa Hoằng Phúc dần rơi vào quên lãng, nhưng những hiện vật quý giá vẫn được giữ gìn.

Bao gồm mõ, quả chuông đồng nặng 80kg và cao 1.1m, với hai con rồng ngậm ngọc và nhiều hoa văn tinh xảo; tượng Phật; lư hương; đế nến; bình hoa; tòa tháp sen.

tam-quan-noi-chua-hoang-phuc-quangbinhtoplist
Tam Quan nội của ngôi chùa

Vào ngày 30/11/2014, UBND huyện Lệ Thủy đã chính thức khởi động dự án phục dựng và tu sửa toàn bộ khuôn viên của Chùa Hoằng Phúc với tổng vốn đầu tư lên đến 40,4 tỷ đồng.

Số tiền này được huy động từ các cá nhân, doanh nghiệp và Phật tử trong và ngoài nước. Trong quá trình phục dựng, Chùa Hoằng Phúc vẫn giữ được thiết kế theo phong cách của chùa cổ thời nhà Trần. Bao gồm tam quan ngoại, tam quan nội, tháp Phật và tam bảo chùa.

Kiến trúc độc đáo

Mặc dù đã trải qua quá trình phục dựng và tu sửa, Chùa Hoằng Phúc vẫn giữ được những kiến trúc đặc trưng của chùa cổ. Đặc biệt, nổi bật trong không gian chùa là bức hoành phi nổi tiếng, mà Chúa Nguyễn đã tặng. Với dòng chữ “vô song phúc địa,” thể hiện ý nghĩa của vùng đất này là một nơi độc đáo và thiêng liêng.

kien-truc-chua-hoang-phuc-quangbinhtoplist
Khung cảnh thanh tịnh tại Chùa Hoằng Phúc

Năm 2016, Chùa Hoằng Phúc đã nhận được một viên xá lợi xương của Phật tổ Thích Ca Mâu Ni từ Giáo hội Phật giáo Myanmar. Viên xá lợi này được rước về từ chùa Shwedagon. Ngôi chùa lớn và linh thiêng nhất ở Myanmar, tăng thêm giá trị tâm linh và lịch sử cho ngôi chùa.

Nhiều hoạt động lễ hội

Hàng năm vào tháng Chạp, Chùa Hoằng Phúc tổ chức lễ hội lớn, thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách tham gia. Đây là một lễ hội truyền thống được bảo tồn và phát triển qua nhiều thế kỷ. Nhằm truyền đạt những giá trị văn hóa và truyền thống tốt đẹp của dân tộc cho các thế hệ sau.

chiem-bai-chua-hoang-phuc-quangbinhtoplist
Lễ hội rước nước tại chùa

Lễ hội bao gồm cả phần lễ và phần hội. Phần lễ có các hoạt động truyền thống như lễ khai mạc, rước nước, thả hoa đăng và các nghi lễ Phật giáo khác. Phần hội sôi động với các hoạt động như các trò chơi dân gian kéo co, đấu vật, cờ tướng, đánh đu truyền thống, bài chòi và nhiều sự kiện vui nhộn khác.

Những lưu ý khi tham quan Chùa Hoằng Phúc

Tháng Chạp là thời điểm lý tưởng để thăm quan Chùa Hoằng Phúc tại Quảng Bình. Lúc này, thời tiết xuân dễ chịu, cho phép bạn tham gia vào lễ hội tại chùa cũng như các sự kiện truyền thống khác tại Quảng Bình.

le-hoi-chua-hoang-phuc-quangbinhtoplist
Đa dạng hoạt động lễ hội tại chùa

Trong khi tham quan, hãy chọn trang phục lịch sự và trang nhã, tránh chọn đồ quá hở hang như váy ngắn hay áo ba lỗ. Khi bước vào khuôn viên chùa, hãy di chuyển nhẹ nhàng, giữ lời nói nhỏ nhẹ, tránh nô đùa ồn ào.

Cuối cùng, khi bạn đến Chùa Hoằng Phúc, bạn có thể chuẩn bị mâm lễ để dâng lên Phật. Bạn có thể chọn lễ mặn hoặc lễ ngọt mà không cần quá cầu kỳ. Quan trọng nhất là lòng thành tâm trong việc làm lễ, đó là điều quan trọng nhất khi tham gia các hoạt động tâm linh tại chùa.

Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu sơ qua đôi nét về Chùa Hoàng Phúc. Là một trong những công trình có bề dày lịch sử, xuyên suốt theo từng giai đoạn thăng trầm của dân tộc. Hy vọng với bài viết này, sẽ giúp bạn có nhiều thông tin hữu ích, nhằm hiểu hơn về ngôi cổ tự này.

Xem thêm:

5/5 - (6 bình chọn)
DÀNH CHO DOANH NGHIỆP: Nếu chưa tìm thấy thông tin của mình, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ MIỄN PHÍ và nhanh chóng. Zalo: 036 472 4776

Bài viết liên quan

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *