Top 8 lễ hội độc đáo tại Quảng Bình không nên bỏ lỡ

Ngoài những danh lam thắng cảnh và địa danh nổi tiếng, Quảng Bình còn biết đến là địa phương có nhiều lễ hội truyền thống. Qua đây, Quangbinhtoplist xin giới thiệu đến bạn những lễ hội độc đáo tại Quảng Bình, được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Lễ hội Đua Thuyền

Hàng năm vào dịp Quốc khánh 2-9, hai huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy tổ chức lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang và Nhật Lệ. Số lượng vận động viên tham gia từ cả hai huyện lên đến 1.400 người. Là một trong những lễ hội độc đáo tại Quảng Bình thu hút hàng trăm ngàn người tham gia.

le-hoi-dua-thuyen-quangbinhtoplist
Lễ hội Đua thuyền trên sông Kiến Giang Lệ Thủy

Năm 2019, Bộ VH-TT-DL quyết định đưa Lễ hội đua thuyền trên sông Kiến Giang (huyện Lệ Thủy) vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Đến năm 2022, Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Nhật Lệ cũng được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.

Thông tin chi tiết
Thời gian: ngày 2/9 hàng năm
Địa điểm 1: sông Kiến Giang, huyện Lệ Thủy
Địa điểm 2: sông Nhật Lệ, huyện Quảng Ninh

Lễ hội Cầu Ngư

Lễ hội Cầu Ngư có truyền thống từ hàng trăm năm qua, là nét đặc trưng của các làng biển Quảng Bình. Đây là dịp mà ngư dân mong chờ để cầu mong mưa thuận gió hòa. Đánh bắt được nhiều hải sản, phát triển kinh tế và nâng cao đời sống. Lễ diễn ra tại hầu hết các làng biển Quảng Bình, mang những nét đặc trưng riêng.

le-hoi-cau-ngu-quangbinhtoplist
Lễ hội Cầu Ngư ở Cảnh Dương

Nhằm thể hiện giá trị văn hóa truyền thống lâu đời của lễ hội. Ngày 30-10-2018, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận lễ hội Cầu Ngư là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia cho làng biển Quảng Bình. Góp phần bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của cộng đồng.

Thông tin chi tiết
Thời gian: rằm tháng Giêng hàng năm
Địa điểm: Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch, Đồng Hới, Ba Đồn, Quảng Trạch

Lễ hội Cầu Mùa

Lễ hội cầu mùa Bảo Ninh là một trong những sự kiện văn hóa được mong đợi nhất tại Quảng Bình. Đây là lễ hội đặc trưng của đình làng Bảo Ninh, tôn vinh Nhân thần (Hai cha con người đánh cá) và Cá Ông. Lễ hội mang đến không khí sôi động và mang tinh thần tín ngưỡng cao.

le-hoi-cau-mua-quangbinhtoplist
Lễ hội cầu mùa Bảo Ninh

Mục đích chính của lễ hội là cầu mùa, mong có một mùa màng bội thu. Với sản vật phong phú, giúp con người có đủ thu nhập và nguồn sống. Mặc dù do điều kiện phát triển làng xã nên việc tổ chức lễ đã được phân tán ra từng địa phương, thay vì tổ chức tập trung như trước. Tuy nhiên, lễ hội vẫn giữ được chất lượng và giữ nguyên các yếu tố truyền thống và tín ngưỡng.

Thông tin chi tiết
Thời gian: 14 – 16/04 âm lịch hàng năm
Địa điểm tổ chức: Xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới

Lễ Giỗ Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Hàng năm, từ mùng 1 đến mồng 3 tháng 3 âm lịch, người dân xã Quảng Đông tổ chức lễ giỗ Thánh Mẫu Liễu Hạnh tại chân núi Đèo Ngang. Đây là nét đẹp của đạo lý uống nước nhớ nguồn trong phong tục thờ Mẫu của văn hóa truyền thống.

le-gio-thanh-mau-lieu-hanh-quangbinhtoplist
Lễ Giỗ Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Năm 1995, UBND tỉnh Quảng Bình đã chính thức công nhận đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh là Di tích lịch sử văn hóa kiến trúc – nghệ thuật – tôn giáo. Đánh giá cao giá trị văn hóa kéo dài qua hàng thế kỷ.

Thông tin chi tiết
Thời gian: 1 – 3, tháng 3 âm lịch hàng năm
Địa điểm tổ chức: Đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Quảng Đông, Quảng Trạch

Lễ hội đập trống Ma Coong

Lễ hội đập trống tại xã Thượng Trạch là một trong những lễ hội độc đáo tại Quảng Bình. Đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Trong những năm gần đây, lễ hội này thu hút hàng ngàn người dân từ nhiều làng trong vùng và cả du khách quốc tế.

le-hoi-dap-trong-ma-coong-quangbinhtoplist
Lễ hội đập trống Ma Coong

Lễ hội đập trống là lễ hội của đồng bào dân tộc thiểu số ở miền Tây Quảng Bình của người Ma Coong (dân tộc Chứt). Những nhịp trống rộn ràng, náo nhiệt thể hiện lòng khao khát về một năm mới bội thu, may mắn, an lành. Hy vọng những đôi lứa yêu nhau sẽ sớm xây dựng tổ ấm hạnh phúc của riêng mình.

Thông tin chi tiết
Thời gian: ngày 16 tháng giêng âm lịch hàng năm
Địa điểm tổ chức: bản Cà Roòng, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch

Lễ hội Trỉa lúa – Lấp lỗ

Hàng năm, từ ngày 11 đến 14 tháng 7 âm lịch, người Bru – Vân Kiều tại xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tổ chức lễ hội Trỉa lúa truyền thống với sự trang nghiêm và đậm đà bản sắc văn hóa. Lễ hội mang đến không khí đoàn kết và hân hoan, là dịp cộng đồng trao nhau những nguyện ước tốt đẹp cho mùa màng bội thu.

le-hoi-tria-lua-lap-lo-quangbinhtoplist
Lễ hội Trỉa lúa – Lấp lỗ

Khi lễ hội đến hồi kết, cư dân đeo vai gùi và cầm gậy chọc lỗ để thực hiện nghi thức gieo hạt. Năm 2021, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận lễ hội Trỉa lúa – Lấp lỗ là Lễ hội cấp quốc gia. Đánh dấu sự quan trọng và duy trì giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng này.

Thông tin chi tiết
Thời gian: ngày 11 đến 14/07 âm lịch
Địa điểm tổ chức: xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh

Lễ hội Bài Chòi

Nghệ thuật Bài chòi Trung bộ Việt Nam đã được UNESCO công nhận, tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống độc đáo. Tên gọi “bài chòi” xuất phát từ nguồn gốc trò chơi đánh bài là “bài tới”. Người chơi ngồi trên chòi cao, còn gọi là “tới” bởi vì khi kết thúc ván, người chơi hô “tới”.

le-hoi-bai-choi-quangbinhtoplist
Lễ hội Bài Chòi

Lễ hội Bài Chòi thường diễn ra trong dịp Tết Nguyên đán và các lễ hội mùa xuân hàng năm. Lễ hội bài chòi đã trở thành một trong những hoạt động tiêu biểu không thể thiếu trong Tuần Văn hóa – du lịch Đồng Hới. Đánh dấu sự đa dạng và phong phú của văn hóa Quảng Bình.

Thông tin chi tiết
Thời gian: mùng 1 đến mùng 3 Tết
Địa điểm tổ chức: thôn Thượng, xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh

Lễ mừng cơm mới của người Bru – Vân Kiều

Lễ mừng cơm mới của cộng đồng Bru – Vân Kiều tại xã Ngân Thủy, huyện Lệ Thủy là một lễ hội truyền thống đã tồn tại lâu đời. Thường được tổ chức sau mỗi mùa thu hoạch lúa rẫy vào tháng 10 và 11 âm lịch hàng năm. L hội mang đến không khí phấn khởi và tươi vui cho bà con.

le-mung-com-moi-quangbinhtoplist
Lễ mừng cơm mới của người Bru – Vân Kiều

Sau mỗi mùa lúa rẫy, cộng đồng tổ chức lễ hội mừng cơm mới nhằm tạ ơn trời đất, mong cầu cho mùa màng bội thu, lúa ngô đầy kho và cuộc sống an lành, no đủ. Lễ hội không chỉ có giá trị lịch sử và văn hóa đặc sắc của bản địa. Mà còn thu hút nhà nghiên cứu và du khách đến trải nghiệm văn hóa cộng đồng độc đáo.

Thông tin chi tiết
Thời gian: tháng 10 và 11 âm lịch hàng năm
Địa điểm tổ chức: xã Ngân Thủy, huyện Lệ Thủy

Trên đây là những lễ hội độc đáo tại Quảng Bình, mang giá trị văn hóa truyền thống địa phương được nhà nước và tổ chức Unesco công nhận. Quangbinhtoplist hy vọng, qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu và biết nhiều hơn về các lễ hội diễn ra tại Quảng Bình hàng năm.

Xem thêm:

5/5 - (3 bình chọn)
DÀNH CHO DOANH NGHIỆP: Nếu chưa tìm thấy thông tin của mình, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ MIỄN PHÍ và nhanh chóng. Zalo: 036 472 4776

Bài viết liên quan

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *